Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Chiến lược kinh doanh khách sạn hiệu quả mà bạn cần biết

Làm sao để nâng cao hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn đang là bài toán khó trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bạn đang loay hoay trong việc xác định hướng đi đúng cho khách sạn? Hãy tham khảo ngay những chiến lược kinh doanh khách sạn dưới đây.

I. Chiến lược kinh doanh khách sạn là gì? 

Theo M.Porter, chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, lợi thế cạnh tranh bền vững trong bối cảnh thị trường nhất định. 

Đặc thù của kinh doanh khách sạn là các sản phẩm dịch vụ, vì vậy việc xác định chiến lược đúng đắn là điều rất cần thiết để khách hàng sử dụng các dịch vụ của khách sạn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.

Chiến lược kinh doanh khách sạn
Chiến lược kinh doanh khách sạn

>>> Xem ngay: Những quyển sách hay nhất về kinh doanh khách sạn bạn nên đọc

II. Chiến lược kinh doanh khách sạn hiệu quả

1. Tập trung vào khách hàng

Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu là việc đầu tiên cần làm khi xác định chiến  và lược kinh doanh. Khách hàng là người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ và cũng là người tạo ra doanh thu chính cho khách sạn..

Các chương trình quảng bá, xúc tiến bán, PA của khách sạn cần lấy khách hàng làm trung tâm, đề cao trải nghiệm người dùng. Phân tích thông tin nhân khẩu học, hành vi, sở thích khách hàng mục tiêu, xem lượng khách tìm đến khách sạn thuộc nhóm nào, bình dân hay cao cấp, mức chi trả của họ cho dịch vụ lưu trú là bao nhiêu, họ có yêu cầu gì trong khi ở khách sạn; từ đó bạn sẽ xây dựng được kế hoạch kinh doanh khách sạn và kế hoạch phát triển hiệu quả.

Chiến lược kinh doanh khách sạn
Tập trung vào khách hàng
2. Cải thiện chất lượng phòng và dịch vụ

Chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với khách sạn của bạn là điều cần thiết. Mỗi loại hình khách sạn sẽ có những yêu cầu về trang thiết bị khác nhau: khách sạn nhỏ phục vụ khách hàng bình dân nên yêu cầu số phòng và dịch vụ đi kèm không quá cầu kỳ, ngược lại các khách sạn cao cấp cần đáp ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng phòng, trang thiết bị hiện đại, phục vụ bữa sáng và các hoạt động vui chơi, giải trí.

Chiến lược kinh doanh khách sạn
Cải thiện chất lượng phòng và dịch vụ

Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, book phòng trực tuyến giúp tăng tiện ích và tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý cho khách sạn. Các phần mềm thông minh giúp bạn dễ dàng quản lý số lượng phòng trống, tình hình khách thuê phòng, trả phòng, điều chỉnh hệ thống đèn, điện, điều hòa, máy sưởi,… và giúp khách hàng có thể đặt phòng và thanh toán nhanh chóng trên website của khách sạn.

3. Đầu tư phát triển nhân sự

Ngày nay, yếu tố con người trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự khách sạn từ tiếp tân, nhân viên buồng phòng, nhân viên kinh doanh,… góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp cho khách sạn trong mắt khách hàng. Nhân sự được phát triển tốt sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh bền vững và lâu dài của khách sạn so với các đối thủ.

4. Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn

Marketing ngày nay đã trở thành hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Bạn có thể áp dụng chiến lược marketing hỗn hợp 7P bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing) vào trong hoạt động marketing của mình. 

Chiến lược kinh doanh khách sạn
Xây dựng chiến lược marketing khách sạn

Chiến lược marketing hiệu quả giúp định vị hình ảnh thương hiệu của khách sạn trở nên phổ biến, được nhiều người biết đến. Một số phương tiện quảng cáo khách sạn có thể áp dụng là tivi, báo đài, mạng xã hội (Facebook, Youtube) hoặc các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Coc coc,… Tùy quy mô và nguồn lực mà khách sạn có thể xây dựng đội ngũ marketing riêng cho doanh nghiệp hoặc sử dụng các dịch vụ marketing thuê ngoài để triển khai kế hoạch marketing hiệu quả.

>>> Xem ngay: 

Marketing mix trong khách sạn là gì? Một số chiến lược marketing mix tiêu biểu  

Chiến lược marketing khách sạn – quyết định sự thành công của khách sạn

III. Chiến lược kinh doanh khách sạn mùa thấp điểm

Cho dù là kinh doanh khách sạn cao cấp hay bình dân thì đều xảy ra tình trạng sụt giảm doanh số trong mùa thấp điểm, khi nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của khách hàng giảm mạnh. Vậy chiến lược kinh doanh khách sạn mùa thấp điểm như thế nào để tối ưu hóa lợi nhuận?

1. Triển khai các gói khuyến mãi hấp dẫn

Giá là điều hầu hết mọi khách hàng quan tâm. Vì vậy khách sạn có thể đưa ra các chương trình giảm giá phòng, tặng combo, tặng kèm quà khi khách đặt phòng trong những mùa vắng khách. Các khuyến mãi hấp dẫn trong ngân sách cho phép sẽ đem lại giá trị và thu hút sự chú ý của khách hàng, từ đó đảm bảo mức doanh thu để khách sạn có thể chi trả các chi phí duy trì. 

Chiến lược kinh doanh khách sạn
Chiến lược kinh doanh khách sạn mùa thấp điểm
2. Chiến lược kinh doanh khách sạn qua mạng xã hội

Facebook, Youtube, Instagram là những mạng xã hội phổ biến hiện nay mà khách sạn có thể khai thác để gia tăng sự kết nối với khách hàng. Đội ngũ marketing, nhân viên khách sạn có thể quảng bá, chia sẻ, review các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng thông qua fanpage, các hội nhóm về du lịch, nghỉ dưỡng. Đây là hình thức quảng cáo không mất nhiều phí nhưng đem lại hiệu quả đáng mong đợi cho hoạt động kinh doanh của khách sạn.

>>> Xem ngay: Quảng cáo khách sạn trên Facebook đơn giản, hiệu quả

3. Tích hợp bán phòng thông qua website và các kênh phân phối

Hiện nay, khách hàng có xu hướng tìm phòng trên internet và tiến hành book phòng ngay trên website của khách sạn và các trang booking nổi tiếng.

Chính vì vậy, khách sạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách liên kết với các đại lý bán phòng uy tín. Bên cạnh đó, khi bán phòng trực tuyến, khách hàng có thể đặt và thanh toán bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Điều này vừa thuận tiện cho khách hàng vừa có lợi cho khách sạn vì không tốn quá nhiều chi phí.

>>> Hữu ích: Đăng ký và bán phòng khách sạn trên các kênh OTA hiệu quả

Xác định chính xác chiến lược kinh doanh khách sạn sẽ tạo ra năng lực cốt lõi cho khách sạn để  cạnh tranh với các đối thủ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hy vọng những kiến thức Design Webhotel cung cấp sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Bài viết liên quan