Những rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn mà bạn cần biết
Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, việc gặp những vấn đề phát sinh cần giải quyết là không thể tránh khỏi. Vậy các rủi ro khi kinh doanh khách sạn có thể xảy ra là gì? Và làm thế nào để phòng tránh và giải quyết những rủi ro đó? Hãy cùng Design Webhotel tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Rủi ro khi kinh doanh khách sạn
Rủi ro khi kinh doanh khách sạn là những thiệt hại có thể hoặc không thể lường trước mà khách sạn gặp phải khi kinh doanh khách sạn. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp khi kinh doanh khách sạn.
Rủi ro khi kinh doanh khách sạn
1. Quy định của chính phủ
Hiện nay, nhiều quy định của pháp luật về kinh doanh khách sạn còn chưa rõ ràng, các thủ tục nhập nhằng và mất thời gian của các cơ quan chính quyền gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nếu khách sạn của bạn gặp những vấn đề liên quan đến pháp luật, hãy lưu ý để giải quyết một cách nhanh chóng nhất. Sử dụng các văn phòng luật thuê ngoài hoặc những chuyên gia uy tín để tìm hiểu thông tin chi tiết tránh các trường hợp vi phạm quy định pháp luật.
Rủi ro về luật pháp khi kinh doanh khách sạn
>>> Tham khảo ngay:
Những điều luật cần biết trước khi kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Muốn kinh doanh khách sạn cần những gì? Kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì?
Xin giấy phép kinh doanh khách sạn – Ở đâu? Điều kiện, hồ sơ và thủ tục?
2. Thay đổi trong hành vi khách hàng
Nhu cầu của khách hàng có thể tăng hoặc giảm mạnh trong một số thời điểm, ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn. Trong mùa cao điểm như mùa du lịch, dịp lễ tết, lượng khách đổ về rất đông dẫn đến cung không đủ cầu, ngược lại trong mùa thấp điểm một số khách sạn không đảm bảo được nguồn thu để duy trì hoạt động.
3. Hoạt động của đối thủ cạnh tranh
Những chương trình, hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn. Nhờ tính hấp dẫn về lợi nhuận và độ ổn định, hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào lĩnh vực này. Số lượng khách sạn được xây dựng ngày càng nhiều, các chương trình khuyến mại sử dụng quanh năm. Nếu nguồn lực khách sạn không đủ, khả năng cạnh tranh thấp thì khả năng đào thải khỏi thị trường rất cao.
Hoạt động của đối thủ cạnh tranh tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn
4. Ảnh hưởng của biến số kinh tế và tự nhiên
Rủi ro của khách sạn xuất phát phần lớn từ môi trường kinh tế và điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn trong giai đoạn lạm phát kinh tế, nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí khách hàng giảm dẫn đến doanh thu khách sạn giảm. Hoặc khi có những thay đổi về điều kiện thời tiết như mưa, bão, động đất… cũng là rủi ro vô cùng lớn với chủ khách sạn. Chính vì vậy, việc phân tích và đánh giá những tác động của kinh tế và môi trường là vô cùng cần thiết trong kế hoạch kinh doanh khách sạn.
>>> Thông tin thêm: Những điều cần biết trong quản lý và kinh doanh khách sạn
II. Quản trị rủi ro là gì? Quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn như thế nào?
1. Quản trị rủi ro là gì
Quản trị rủi ro là phần quan trọng trong vấn đề an toàn, an ninh khách sạn, giúp phòng tránh và giảm thiểu các nguy cơ xảy ra trong hoạt động kinh doanh như hỏa hoạn, bão gió, động đất, sóng thần… Việc xác định rủi ro giúp nhà quản lý, chủ đầu tư tránh được những hậu quả mà rủi ro mang lại, đảm bảo an toàn cho khách lưu trú, giảm phát sinh các chi phí và đảm bảo nguồn lợi nhuận ổn định cho khách sạn trong những tình huống xấu.
Quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn
Quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn là vấn đề cần được đặt ra ngay trong quá trình thiết kế và thi công khách sạn. Điều này giúp chủ đầu tư luôn trong trạng thái sẵn sàng để ứng phó với các trường hợp khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động. Ngay cả khi xảy ra các sự cố liên quan đến khách sạn, chương trình quản trị rủi ro giúp thương hiệu khách sạn không bị ảnh hưởng.
2. Quản trị rủi ro trong khách sạn như thế nào?
Tự kiểm tra rủi ro
Khách sạn có thể sử dụng những bài kiểm tra ngắn theo định kỳ để phát hiện các rủi ro có thể xảy ra. Những bài kiểm tra ngắn này giúp bạn xem xét hệ thống quản trị rủi ro của khách sạn, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa chi phí
Hoàn thiện quy trình xử lý rủi ro trong kinh doanh khách sạn
Hiện nay, hầu hết các khách sạn đều có quy trình quản trị rủi ro giống nhau, nên khi lập kế hoạch xử lý rủi ro, bạn cần tham khảo các yếu tố riêng của khách sạn như: văn hóa khu vực, trang thiết bị, quy định của từng địa phương,… Đánh giá rủi ro là phần quan trọng trong kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững của khách sạn. Cần kiểm tra và hoàn thiện các kỹ năng của nhân viên an ninh trong khách sạn thường xuyên: kỹ năng xử lý các trường hợp khẩn cấp, kiến thức phòng cháy chữa cháy, khả năng sử dụng đường thoát hiểm,… Khách sạn có thể mở các lớp đào tạo định kỳ hằng năm để nâng cao kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên giúp xử lý tốt hơn các tình huống xấu.
Hoàn thiện quy trình xử lý rủi ro trong kinh doanh khách sạn
Học hỏi kinh nghiệm từ chuyên gia và khách hàng
Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp gồm rất nhiều vấn đề cần giải quyết đòi hỏi người quản lý cần có kiến thức và kinh nghiệm để xử lý tốt các trường hợp phát sinh. Chính vì vậy, việc khảo sát ý kiến chuyên gia và khách hàng là điều cần thiết để hoàn thiện chương trình quản trị rủi ro. Mỗi người ở mỗi vai trò khác nhau sẽ có cách nhìn nhận riêng: với khách hàng mong muốn sự an toàn trong khi lưu trú, nhân viên hy vọng môi trường làm việc bảo đảm sức khỏe, cơ quan địa phương yêu cầu duy trì trật tự, an ninh công cộng.
Thông qua ý kiến của mọi người, quản lý khách sạn có thể phát hiện những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết phòng tránh thích hợp.
Giải quyết các rủi ro khi khách sạn là phần không thể thiếu trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh. Việc xây dựng được quy trình quản trị rủi ro chi tiết, rõ ràng sẽ giúp bạn giảm thiểu được những mối đe dọa từ bên ngoài, phòng tránh các vấn đề phát sinh không cần thiết trong quá trình hoạt động của khách sạn.
Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
>>> Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh khách sạn là gì? Lợi ích và rủi ro?